Bối cảnh lịch sử Tổ tiên chung phổ quát cuối cùng

Cây sự sống, ví dụ trong cuốn sổ tay của Charles Darwin khoảng tháng 7 năm 1837, ngụ ý một tổ tiên chung của các sinh vật ở gốc rễ (đánh số "1").

Cây phát sinh chủng loại trong sinh học minh họa trực tiếp cho ý tưởng phát sinh từ chung một tổ tiên của tiến hóa.[2] Jean-Baptiste Lamarck từng sơ thảo một cây sự sống trong tác phẩm Philosophie zoologique của ông vào năm 1809.[3][4] Charles Darwin về sau đề xướng học thuyết nổi tiếng hơn trong cuốn Nguồn gốc các loài vào năm 1859, giả thiết sự tồn tại của tổ tiên chung dựa trên thuyết tiến hóa: "Vì vậy nên tôi suy đoán theo loại suy rằng, rất có thể tất cả các sinh vật từng sinh sống trên Trái Đất đều là những hậu duệ của một dạng uyên nguyên, qua đó mà sự sống đã thở những hơi thở đầu tiên."[5] Ông tái khẳng định lập trường của mình ở cuối cuốn sách, phát biểu rằng:

"Có một sự kì vĩ nhất định trong quan điểm này về sự sống, theo nhiều khả năng của nó, ban đầu thành một ít dạng sinh vật mới hoặc thành một dạng sinh vật ..."[5]

Thuật ngữ "Last universal common ancestor" hay "LUCA" được sử dụng lần đầu vào những năm 1990 để chỉ dạng sinh vật uyên nguyên giả định như thế.[6][7][8]